Chẩn đoán viêm đường tiết niệu cần xét nghiệm gì nhanh nhất?

       Các loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu màu xanh thường là kháng sinh. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn khác nhau về cách dùng và liều lượng dùng. Do đó, cần tiến hành xét nghiệm và kiểm tra khác để bác sĩ kê thuốc điều trị phù hợp nhất.

Các loại thuốc viêm đường tiết niệu màu xanh hiện nay là loại nào?

       Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến hiện nay, nên có nhiều loại thuốc chữa trị khác nhau. Một số tên thuốc được bác sĩ thường dùng để kê cho bệnh nhân là Doxycycline, Kháng sinh Trimethoprim, Mictasol Bleu,...

Biến chứng viêm đường tiết niệu nguy hiểm không?

       Viêm đường tiết niệu là tình trạng bị nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu. Hệ tiết niệu gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo và tập trung chủ yếu ở niệu đạo và bàng quang.

       Nước tiểu trong bàng quang trước khi thải ra ngoài cơ thể là vô trùng. Tức là nước tiểu lúc này không chứa bất kỳ vi khuẩn, nấm hay các sinh vật nào khác. Các loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo bằng cách lội ngược dòng vào đường tiết niệu rồi gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, các vi trùng trong máu tới thận cũng có khả năng bám dính, tăng sinh và gây ra nhiễm trùng tại thận, dẫn đến viêm đường tiết niệu.

       Bệnh viêm đường tiết niệu có thể điều trị dễ dàng với các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nếu bệnh tình kéo dài, các tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra. Như viêm bể thận cấp - mạn tính, thận ứ mủ, …. ảnh hưởng đến sự bài tiết, thải độc ở thận và nguy hại đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh. 

Bệnh viêm đường tiết niệu uống thuốc gì hiệu quả?

★ Thuốc kháng sinh Doxycycline: Thuốc được bào chế ở dạng uống và tiêm. Nó là loại thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị viêm đường tiết niệu gây ra bởi khuẩn chlamydia trachomatis và khuẩn mycoplasma hominis.

       Một số tác dụng phụ của thuốc có thể gặp: đau bụng, đau nhức cơ thể, nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy, nôn mửa, sốt, ớn lạnh,... Liên lạc ngay với bác sĩ hoặc cơ sở y tế uy tín gần nhất để được hỗ trợ khám lại. Lưu ý rằng bệnh nhân không tự ý kết hợp thuốc với thức ăn có hàm lượng canxi cao hoặc với sữa các loại. Và nên nghỉ ngơi ít nhất 10 phút sau khi uống thuốc mà không nên nằm ngay.

cac-loai-thuoc-viem-duong-tiet-nieu-mau-xanh-hien-nay-la-gi

★ Thuốc kháng sinh Trimethoprim: Thuốc có dạng viên uống và nước, có tác dụng ức chế enzyme dihydrofolate-reductase của vi khuẩn nhằm kìm chế khuẩn. Loại thuốc này thường được phối hợp với sulfamethoxazole để tăng cường khả năng kháng khuẩn tốt hơn. 

       Các tác dụng phụ của thuốc có thể gặp: buồn nôn, mờ mắt, chóng mặt, ngứa,... Thận trọng hơn, những người bị suy gan suy thận và thiếu máu do thiếu axit folic hoặc những người mẫn cảm với thuốc, thì không nên sử dụng và cần hỏi bác sĩ để thay đổi loại thuốc khác.

★ Thuốc Mictasol Bleu 20mg: Đây là thuốc có tác dụng sát khuẩn nhẹ giúp tiêu diệt các vi khuẩn ở đường tiết niệu. Thuốc này thường được sử dụng kết hợp với Augmentin. Thuốc có một số tác dụng phụ có thể gặp như: buồn nôn, khó tiểu, ói mửa,hoặc tiêu chảy, nước tiểu có màu xanh.

Bệnh viêm đường tiết niệu cần xét nghiệm gì?

       Việc sử dụng các loại thuốc cần dựa vào các kết quả khám và xét nghiệm lâm sàng. Không quá khó khăn để phát hiện ra một người đang mắc viêm đường tiết niệu bằng xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm cấy nước tiểu, siêu âm - chụp cắt lớp hay nội soi bàng quang,...

Xét nghiệm nước tiểu

       Bệnh nhân được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu, thông qua mẫu nước tiểu này, có thể phát hiện được các khuẩn có trong nước tiểu không. Để mẫu nước tiểu đạt chuẩn ( không bị dính vi khuẩn ngoài không khí làm mẫu nước tiểu cho sai kết quả), thì người bệnh sẽ được hướng dẫn vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài kỹ và cách lấy mẫu nước tiểu đúng cách.

Bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu nước tiểu bằng cách

       ✦ Quan sát bằng mắt: Biểu hiện như nước tiểu đục, có lợn cợn, màu bất thường, mùi khó chịu

       ✦ Kiểm tra với que thử: Đây là loại que có chứa hóa chất để thử nước tiểu, nếu có vi khuẩn hay các bất thường khác thì sẽ được phát hiện ra.

       ✦ Kiểm tra bằng kính hiển vi: Kính hiển vi có thể quan sát được các tế bào bạch cầu, các vi khuẩn, nấm men,... đều cho thấy dấu hiệu của viêm đường tiết niệu.

Xét nghiệm nuôi cấy nước tiểu

       Xét nghiệm này là xét nghiệm quan trọng trong các xét nghiệm viêm đường tiết niệu. Nó có thể chẩn đoán được các loại vi trùng nào gây ra bệnh. Các kết quả sẽ có nhanh nhất vào 2-3 ngày sau khi nuôi cấy, hoặc lâu hơn tùy vào loại vi khuẩn. Bác sĩ sẽ chắc chắn được tác nhân nào gây ra bệnh chính xác nhất, giải thích được nguyên nhân và các triệu chứng của người bệnh. 

viêm đường tiết niệu cần xét nghiệm gì

       Từ đó, bác sĩ sẽ lựa chọn được loại kháng sinh phù hợp nhất để điều trị nhiễm trùng tiết niệu cho người bệnh. Do một số loại vi khuẩn có tính đề kháng với một số kháng sinh nhất định. Nếu không sử dụng kháng sinh và thuốc khác phù hợp thì không tiêu diệt được vi khuẩn trong hệ tiết niệu, và cũng không thuyên giảm bệnh. 

Nội soi bàng quang

       Đây là phương pháp được chỉ định cho những bệnh nhân tái phát nhiễm trùng đường tiểu. Nội soi bàng quang bằng cách dùng một ống mỏng dài, ống được gắn nguồn sáng và máy thu hình giúp quan sát bên trong niệu đạo và bàng quang. Bất kỳ những thương tổn trên bề mặt niêm mạc niệu đạo và bàng quang đều được phát hiện thấy. 

       Các dấu hiệu tổn thương trên các bề mặt đường tiết niệu có khả năng là do vi khuẩn bám lên, phát triển và gây bệnh tại đây. Người bệnh cần xử lý các thương tổn này để bệnh tình cải thiện hơn và khỏi. Bằng cách sử dụng thuốc và các biện pháp ngăn ngừa tái phát khác theo lời dặn của bác sĩ.

#vulinh1202 #dieutribenh #healthcare

Xem thêm:

https://phongkhamcantho.vn/cac-loai-thuoc-viem-duong-tiet-nieu-mau-xanh-hien-nay-la-gi.html