Những bệnh hậu môn nào thường gặp nhất?

Tìm hiểu về các bệnh hậu môn thường gặp sẽ giúp cho việc phòng tránh bệnh, hiểu hơn về các nguy cơ mà bản thân mắc phải. Nâng cao ý thức bảo vệ bản thân và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

      Đa số mọi người hiện nay xem bệnh hậu môn, vùng kín là bệnh khó nói nên không đi khám và điều trị khi bệnh còn nhẹ. Đến khi tình trạng bệnh nặng không thể không điều trị thì sẽ phải tốn nhiều chi phí và thời gian của bệnh nhân. Hơn nữa những bệnh này gây ra phiền toái và vô cùng khó chịu. Nhận biết bệnh sớm để kiểm soát và chữa bệnh dễ dàng, tiết kiệm hơn.

5 BỆNH HẬU MÔN THƯỜNG GẶP NHẤT CẦN BIẾT

      Các bệnh về hậu môn thường liên quan đến Hậu môn-trực tràng, đây là bộ phận ít được quan tâm đến nhưng lại vô cùng quan trọng. Bởi nhiều người chưa biết được cách bảo vệ và phòng tránh bệnh nên đã mắc nhiều bệnh tại bộ phận này, 3 bệnh phổ biến nhất là:

BỆNH TRĨ

      Bệnh trĩ hình thành do sự căng dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn – trực tràng. Lúc bị căng giãn, các búi trĩ sưng lên thành từng đám trong, ngoài đường trực tràng -  hậu môn. Bệnh trĩ có thể mắc phải ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên độ tuổi dễ mắc phải là từ sau 30 tuổi. Ngày nay, độ tuổi mắc bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa, nhiều người đến khám phát hiện trĩ khi chỉ mới ngoài 20. Hoặc có nhiều trường hợp trẻ nhỏ cũng bị trĩ. Do nhiều lý do khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh thường do những nguyên nhân chủ yếu sau:

✦ Thói quen ít vận động

✦ Chế độ ăn uống không hợp lý

✦ Thói quen rặn khi đại tiện, ngồi lâu trên bồn cầu.

✦Người mắc bệnh béo phì, táo bón,...

✦ Phụ nữ mang thai, sau khi mang thai

cac-benh-hau-mon-thuong-gap

      ✪ Biểu hiện thường thấy của trĩ là đi cầu ra máu, ngứa ngáy và đau rát hậu môn, sưng phồng, viêm nhiễm,... Thời gian bệnh nhẹ có thể điều trị bằng thuốc và các kỹ thuật chuyên khoa. Khi bệnh kéo dài sẽ gây ra tình trạng ra búi trĩ khi đi cầu. Thời gian đầu thì các búi trĩ tự co lên được, thời gian sau thì búi trĩ không co vào được.

      Lúc này người bệnh sẽ vô cùng đau đớn và đứng ngồi không yên. ( Sa búi trĩ là khi các búi trĩ sưng phồng, dài ra và lòi ra ngoài hậu môn, không thể co giãn vào trong). Lúc này người bệnh chỉ còn cách phẫu thuật cắt búi trĩ nếu không sẽ có nguy cơ hoại tử hậu môn do quá lở loét và đi cầu không sạch sẽ gây viêm nhiễm quá nặng.

APXE HẬU MÔN

     Apxe hậu môn tình trạng xung quanh vùng hậu môn vị viêm nhiễm, đau rát, sưng mủ, do những tác nhân như bệnh trĩ, viêm đại tràng, đường ruột, sức đề kháng kém, suy nhược cơ thể. Bệnh này cũng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ nhỏ. Bệnh gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày không khác gì bệnh trĩ. Bệnh apxe hậu môn kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như viêm mủ da cạnh hậu môn, apxe nang lông, tuyến bã cạnh hậu môn.

     ➤ Nguyên nhân gây ra bệnh: apxe hậu môn là do nhiễm trùng từ những tuyến hậu môn nhỏ hơn. Nếu trẻ em bị apxe hậu môn thì đó là do các vi khuẩn tụ cầu hoặc vi khuẩn đường ruột gram âm gây ra. Hiện nay bệnh này tái phát ở rất nhiều người đã điều trị, khiến cho người bệnh vô cùng lo lắng.

      Bệnh tái phát trở lại có thể là do người bệnh dùng thuốc chưa đủ mạnh( thuốc kháng sinh) hoặc chưa đúng như chỉ định của bác sĩ. Người bệnh sử dụng những bài thuốc dân gian, tuy nhiên khi vừa mới có tiến triển và dễ chịu trở lại thì người bệnh lại ngưng sử dụng thuốc. Điều này khiến bệnh chưa kịp khỏi hẳn, vi khuẩn gây bệnh sẽ tiếp tục sinh sôi và phát triển thành bệnh. Ngoài ra là do bệnh nhân có hệ miễn dịch kém nên cũng không thể hoặc mất khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

      ✪ Những biểu hiện của bệnh là những bọc có mủ, đau nhức, khi vỡ ra bị viêm loét, sốt, mệt mỏi,... Làm người mắc phải luôn khó chịu đau đớn, kéo dài gây nên rò hậu môn.

NỨT KẼ HẬU MÔN

      Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc ở hậu môn bị rách và nứt ra. Đây cũng là một trong những bệnh lý điển hình thường xuyên gây ra đau rát hậu môn, chảy máu khi đi cầu.

cac-benh-hau-mon-thuong-gap

     ✪ Bệnh nứt kẽ hậu môn thường gặp ở người trung tuổi, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp mắc phải ở tuổi thiếu niên với biểu hiện chảy máu hậu môn. Đa số các bệnh nhân mắc bệnh này sẽ thuyên giảm các triệu chứng bệnh sau vài tuần nếu mắc táo bón, và táo bón cũng đang thuyên giảm.

      Một số ít còn lại kéo dài sẽ thành bệnh mạn tính và cần phẫu thuật điều trị. Thông thường bệnh nứt kẽ hậu môn sau 6 tuần sẽ chuyển sang mạn tính. Bệnh có thể tái phát, các vết nứt có thể lan vào cơ vòng hậu môn, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

      ➤ Nguyên nhân chủ yếu là do: táo bón, thói quen rặn mạnh khi đi cầu, hậu môn bị nhiễm khuẩn, mắc các bệnh viêm trực tràng, đại tràng hay thực hiện các thủ thuật chích xơ, thắt vòng cao su. Biểu hiện của nứt kẽ hậu môn là đi cầu ra máu tươi, ngứa ngáy và đau rát hậu môn.

POLYP HẬU MÔN

      Là tình trạng các mô niêm mạc tại hậu môn tăng trưởng và sinh sản quá mức, từ đó hình thành các khối u ở trong lòng hậu môn. Polyp trực tràng là bệnh lý không gây nguy hiểm. Khi mắc bệnh, một người có thể sẽ có một hoặc nhiều khối u ở đại tràng, gây ra những khó chịu cho người mắc phải.

Nứt kẽ hậu môn

      ➤ Đa phần nguyên nhân gây ra bệnh là: u này là u đại tràng lành tính, chỉ một số trường hợp hiếm hoi là u đại tràng ác tính và nếu không điều trị sớm sẽ chuyển sang giai đoạn ung thư đại tràng. Do gây ra những rối loạn chức năng của hệ thống tiêu hóa ở người bệnh.

      ✪ Dấu hiệu bệnh là: đại tiện ra máu, các khối u trong hậu môn sa xuống trực tràng, hình thành khối thịt mềm tại bên ngoài hậu môn. Khi tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì các triệu chứng của bệnh hoàn toàn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sốt, nôn, thiếu máu, suy nhược cơ thể, tay chân mệt mỏi,...

CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH HẬU MÔN THƯỜNG GẶP TỐT NHẤT

      Để phòng bệnh, cần tránh những thói quen và những điều kiện dẫn đến các bệnh táo bón, béo phì... riêng phụ nữ mang thai cần chú ý nhiều hơn do dễ bị áp lực lên hậu môn.

      Các bệnh về hậu môn hay vùng kín là bệnh khó nói, do đó, người bệnh thường chần chừ kéo dài. Hoặc đi cắt thuốc dân gian về điều trị. Người bệnh có thể sử dụng các phương pháp điều trị, miễn là có hiệu quả và đảm bảo an toàn, khỏi bệnh. Không nên tự ý mua các loại thuốc trôi nổi về sử dụng khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Nguồn: https://phongkhamcantho.vn/cac-benh-hau-mon-thuong-gap.html